15/04/2022 Cẩm nang doanh nghiệp

BRAND ACTIVATION LÀ GÌ? XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC BRAND ACTIVATION HIỆU QUẢ

Activation hay Brand activation (Kích hoạt thương hiệu) là một trong những phương thức Marketing phổ biến hiện nay, được nhiều doanh nghiệp lớn và nổi tiếng ưa chuộng. Những hoạt động trong chương trình Activation vừa giúp doanh nghiệp phỏng đoán độ tiếp cận sản phẩm vừa làm tăng độ trung thành của khách hàng đối với nhãn hàng. Cùng Kỷ Nguyên tìm hiểu thêm về khái niệm Brand activation (Kích hoạt thương hiệu) và các bước để xây dựng chiến lược Brand activation (Kích hoạt thương hiệu) hiệu quả.

1. Brand activation (Kích hoạt thương hiệu) là gì?

Brand activation (Kích hoạt thương hiệu) là một sự kiện, một chiến dịch hay một hoạt động tiếp thị từ phía doanh nghiệp để giúp thương hiệu đó tiến gần hơn tới công chúng, khách hàng.

Brand activation (Kích hoạt thương hiệu) giúp doanh nghiệp tiếp cận công chúng

Brand activation (Kích hoạt thương hiệu) giúp doanh nghiệp tiếp cận công chúng

2. Mục đích của Brand activation (Kích hoạt thương hiệu):

Brand activation (Kích hoạt thương hiệu) thường được tiến hành với mục đích nằm nâng cao nhận cao độ nhận diện của thương hiệu, giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng tiềm năng, để từ đó có sự kết nối sâu sắc với khách hàng. Các sự kiện Brand activation (Kích hoạt thương hiệu) thường là dịp để doanh nghiệp gia tăng tương tác với khách hàng, thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng hay sử dụng sản phẩm.

3. Tầm quan trọng của Brand activation (Kích hoạt thương hiệu):

Trong thời đại digital marketing (tiếp thị kỹ thuật số) lên ngôi , thật khó để nổi bật trong số hàng nghìn thương hiệu nỗ lực hết mình để đạt được mục tiêu của họ. Các nhà tiếp thị luôn không ngừng tìm kiếm các phương pháp quảng bá hiệu quả để thu hút khán giả sự chú ý và thúc đẩy sự tương tác từ phía người tiêu dùng. Các hình thức experiential marketing (tiếp thị trải nghiệm) khác nhau như Brand Activation (kích hoạt thương hiệu), (Guerilla Marketing) tiếp thị du kích, (Ambient Marketing) tiếp thị môi trường xung quanh và (Ambush Marketing) tiếp thị phục kích sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề trên.

Đối với những công ty nhỏ lẻ, những công ty khởi nghiệp, hiểu và nắm bắt rõ về thị trường cũng như tệp khách hàng tiềm năng của mình nhưng lại chưa có được độ nhận diện từ công chúng,  Brand activation (Kích hoạt thương hiệu) là hoạt động mà doanh nghiệp nên thử. Brand activation (Kích hoạt thương hiệu) là một cơ hội tuyệt vời để giới thiệu thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng, để từ đó tạo dựng mối quan hệ và lòng tin với các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Các hoạt động Brand activation (Kích hoạt thương hiệu) cho phép doanh nghiệp bộc lộ hết thế mạnh của mình để “mời gọi”, thúc đẩy hành động tương tác, mua hàng của người tiêu dùng. Nếu xây dựng chiến lược hợp lý và thú vị cho sự kiện Brand activation (Kích hoạt thương hiệu), doanh nghiệp không chỉ có được ấn tượng tốt từ công chúng mà còn có khả năng trở nên “viral’ trên các nền tảng mạng xã hội.

Sự kiện Brand activation của Disney kết hợp Vinaphone do Kỷ Nguyên tổ chức

Sự kiện Brand activation của Disney kết hợp Vinaphone do Kỷ Nguyên tổ chức

 

4. Cách xây dựng chiến lược Brand activation (Kích hoạt thương hiệu) hiệu quả:

Sau khi tìm hiểu về ý nghĩa, mục đích cũng như tầm ảnh hưởng của Brand activation (Kích hoạt thương hiệu), cùng Kỷ Nguyên tham khảo các bước để xây dựng chiến lược hiệu quả cho một hoạt động Brand activation (Kích hoạt thương hiệu).

Trong thời đại marketing trở nên phát triển hơn bao giờ hết như hiện nay thì những cách tiếp cận thông thường, truyền thống khó có thể đem lại hiệu quả tối ưu cho doanh nghiệp. Để tạo được tiếng vang đáng kể cho sản phẩm cũng như thương hiệu, doanh nghiệp cần có chiến lược ấn tượng những vẫn phải phù hợp và tuân theo các quy chuẩn nhất định. 

 

STEP 1: SMART GOALS: 

Điều đầu tiên và quan trọng nhất với một doanh nghiệp là quyết định giá trị mà sản phẩm, thương hiệu của quý công ty sẽ đem lại cho khách hàng, doanh nghiệp muốn được công chúng nhớ đến với những đặc điểm, thế mạnh gì. Để bắt đầu bất cứ hoạt động hay chiến dịch marketing nào, doanh nghiệp cần nắm rõ thông điệp mà mình muốn truyền tải tới khách hàng. Cần đảm bảo mục tiêu, thông điệp của hoạt động  Brand activation (Kích hoạt thương hiệu) phải thật rõ ràng, đồng nhất và mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

Để xác định mục tiêu, thông điệp một cách chuyên nghiệp, hiệu quả, doanh nghiệp có thể áp dụng phương pháp SMART Goals – “mục tiêu thông minh”

  • S – Specific:  (Cụ thể) Một mục tiêu thông minh đầu tiên phải được lên kế hoạch một cách cụ thể, rõ ràng. Mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng càng dễ để thực thi
  • M – Measurable: (Có thể đo lường được) Nguyên tắc này hàm ý rằng mục tiêu phải được gắn liền với những con số, hay những chi tiêu nhất định để có thể đo lường được độ hiểu quả trong quá trình tiến hành chiến dịch
  • A – Atainable: (Tính khả thi) Tính khả thi cũng là một yếu tố rất quan trọng khi xác định mục tiêu, mục đích của một chiến dịch. Một mục tiêu mông lung, bất khả thi chắc chắn sẽ không đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp
  • R – Realistic (Tính thực tế) Một trong những yếu tố quan trong khi xác lập mục tiêu của chiến dịch đó là tính thực tế, cần bám sát với hiện thực thị trường, không nên quá xa vời so với tình hình thực tiễn.
  • T – Time bound (Thiết lập thời gian) Bất kỳ chiến dịch, mục tiêu lớn nhỏ nào cũng cần được xác định một mốc thời gian cụ thể để thực hiện. Việc làm này cũng sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện chiến dịch một cách suôn sẻ, tránh bị ngắt quãng hay trì hoãn.

 

STEP 2: CUSTOMER PERSONA:

Nghiên cứu thị trường là một hạng mục không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh, và nghiên cứu thị trường, khách hàng tiềm năng là một trong những bước quan trọng nhất. Để có thể truyền tải thông điệp phù hợp, doanh nghiệp cần tiến hành khảo sát về khách hàng mục tiêu của mình và có những hiểu biết nhất định về họ. Việc xác định tập khách hàng phù hợp cũng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí khi tiến hành các chiến dịch marketing, doanh nghiệp có thể tập trung chi phí để thỏa mãn nhu cầu của tập khách hàng nhất định đó thay vì dàn trải chí phí vào các hoạt động khác. Nhắm vào đối tượng khách hàng phù hợp cũng sẽ giảm thiểu những ảnh hưởng xấu tới thương hiệu khi họ có thể làm phiền tới những người không có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm trong quá trình tiếp thị.

 

Một trong những cách hiệu quả để tiến hành bước này đó chính là vẽ lên chân dung khách hàng “customer persona”, dù là sự kiện hay hoạt động tiếp thị thì doanh nghiệp vẫn cần hướng tới những đối tượng phù hợp để tối ưu hóa hiệu quả của chiến dịch.

 

STEP 3: SWOT:

SWOT là một công cụ phổ biến được các công ty, doanh nghiệp trên toàn thể thế giới áp dụng để phân tích thị trường, đối thủ cũng như nhìn lại điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. 

Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức) là 4 yếu tố mà doanh nghiệp nên phân tích trước khi tiến hành Brand activation (Kích hoạt thương hiệu). Việc nắm rõ tình hình thực tại của doanh nghiệp và thị trường sẽ giúp công ty có thể đưa ra chiến lược hợp lý, giúp bản thân trở nên nổi bật so với số đông. Hiểu được những điểm yếu, thách thức đang tồn tại cũng sẽ giúp doanh nghiệp có thể sớm cải thiện và hoàn thiện chất lượng, dịch vụ để đáp ứng khách hàng một cách hoàn hảo hơn.

 

 

Brand Activation chính là giải pháp truyền thông hiệu quả cho các doanh nghiệp và cần sự sát sao, chính xác để tăng độ trung thành khách hàng hiệu quả. Nằm trong top 10 về dịch vụ truyền thông tổ chức sự kiện và quảng cáo, Kỷ Nguyên đã hợp tác với nhiều đối tác lớn như: Isuzu, Ford,…và đưa ra những kế hoạch sự kiện activation thành công. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, Kỷ Nguyên sẽ giải đáp thắc mắc và đưa ra kế hoạch sự kiện hiệu quả cho các doanh nghiệp.

Liên hệ ngay với chúng tôi để có hoạt động truyền thông sự kiện chuyên nghiệp.

————

KỶ NGUYÊN GROUP

Hotline: 090 329 86 88

Email: contact@kynguyenvn.com

Website: https://kynguyengroup.com

>>> Xem thêm:

Cẩm nang tổ chức Activation từ A đến Z

Checklist các chi phí tổ chức sự kiện mọi doanh nghiệp nên biết

Các thủ tục cần thiết khi xin giấy phép tổ chức sự kiện doanh nghiệp nên biết

VĂN PHÒNG TẠI HÀ NỘI

Địa chỉ:

Số 21 - TT2A - 622 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng

VĂN PHÒNG TẠI TP. HCM

Địa chỉ:

Số 80 - đường 17 - khu phố B, Phường An Phú, Quận 2

VĂN PHÒNG TẠI ĐÀ NẴNG

Địa chỉ:

201/4 Phan Châu Trinh, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu

VĂN PHÒNG TẠI CẦN THƠ

Địa chỉ:

2/34 Trần Văn Khéo, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều

Kỷ Nguyên Group