24/02/2022 Cẩm nang doanh nghiệp

QUẢNG CÁO TẠI VIỆT NAM LÀ PHẢI GÂY SỐC?

Nhiều quan điểm cho rằng, quảng cáo là phải gây “sốc”, càng “sốc” càng dễ dàng thu hút được sự chú ý của khách hàng, càng khiến công chúng có ấn tượng mạnh với doanh nghiệp. Tuy nhiên liệu quan điểm này còn phù hợp với thị trường Việt Nam hiện nay? Cùng Kỷ Nguyên phân tích thêm về luận điểm trên qua bài viết dưới đây, để từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những lựa chọn hợp lý khi lên ý tưởng cho chiến dịch quảng cáo tại Việt Nam.

 

Thế nào là quảng cáo gây “sốc”?

Quảng cáo gây “sốc” – shockvertising – là một thuật ngữ chỉ hình thức của chiến dịch quảng cáo gây ra cảm giác “sốc” cho con người. Quảng cáo gây “sốc” thường xuất hiện những yếu tố “khác người” nhằm mang lại ấn tượng với khán giả, nhưng đôi khi, những đôi khi những yếu tố đó là khiến người xem cảm thấy khó chịu, thậm chí có ấn tượng xấu với nhãn hàng.

Nhãn hiệu thời trang Benetton gây tranh cãi bởi những tấm poster photoshop về các chính khách nổi tiếng của thế giới

Quảng cáo gây “sốc” thường được thực hiện với mục đích thu hút sự chú ý của công chúng. Nhiều quan điểm cho rằng, quảng cáo gây “sốc” sẽ giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng mạnh với người tiêu dùng, tuy nhiên, ngày nay, phản ứng của khách hàng trước những quảng cáo gây “sốc” đã trở nên khó lường hơn. Một quảng cáo không phù hợp với thị hiếu và ý kiến của công chúng có thể dễ dàng khiến doanh nghiệp bị “ném đá”, thậm chí bị đào thải. 

Trong bối cảnh thị trường cạnh trạnh như ngày nay, người tiêu dùng có vô vàn lựa chọn về sản phẩm, chính vì vậy, các nhãn hàng phải vô cùng cẩn thận khi lựa chọn phương thức tiếp cận khách hàng. Gây ấn tượng, thu hút sự chú ý không còn là ưu tiên hàng đầu, doanh nghiệp cần nắm bắt chính xác nhu cầu của khách hàng, của thị trường để từ đó tiến hành những chiến dịch quảng cáo một cách phù hợp, không chỉ thu hút được sự chú ý của công chúng mà còn khơi gợi được sự thiện cảm, đồng cảm từ phía khách hàng. Bên cạnh đó, nhãn hàng còn phải “né tránh” cẩn thận trước những mảng đề tài vô cùng nhạy cảm như phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc, kỳ thị ngoại hình (bodyshaming)…

Quảng cáo mang thông điệp thực phẩm không chất bảo quản đến từ Burger King có thể khiến nhiều người cảm thấy khó chịu

Có thể nói, thời kỳ của quảng cáo gây “sốc” đã đi vào dĩ vãng, cùng với sự phát triển của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng cũng đã có sự biến đổi mạnh mẽ. Ngành công nghiệp quảng cáo cũng vì thế mà đối mặt với nhiều thách thức hơn khi phải biến đổi không ngừng, liên tục sáng tạo, đưa ra những ý tưởng mới, thú vị, độc đáo, bắt kịp với nhu cầu của khách hàng.

 

Lưu ý khi lên ý tưởng cho chiến dịch quảng cáo tại Việt Nam:

1. Nghiên cứu thị trường (market research):

Nghiên cứu thị trường là một bước vô cùng quan trọng để bắt đầu một chiến dịch quảng cáo. Doanh nghiệp cần nắm chắc về những đối thủ hiện có trong thị trường, những xu hướng “trending”, những nhu cầu của khách hàng để từ đó có những điều chỉnh thích hợp cho sản phẩm của mình. Để tiến hành chiến dịch quảng cáo tại Việt Nam, doanh nghiệp còn cần lưu ý đến những yếu tố về văn hóa, sự khác biệt giữa từng vùng miền, từng độ tuổi,… 

 

2. Nắm bắt tâm lý khách hàng (customer insight):

Insight là một thuật ngữ vô cùng phổ biến trong ngành Marketing, bởi lẽ đây chính là bí quyết để tiến hành một chiến dịch quảng cáo thành công. Một chiến dịch quảng cáo nắm bắt được insight (tâm lý) khách hàng sẽ dễ dàng gây được sự chú ý và tạo được ấn tượng tốt với công chúng. Thị trường ngày nay ngày càng đề cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm cũng như việc chăm sóc khách hàng, vì vậy một chiến dịch quảng cáo nắm bắt được tâm lý khách hàng, khiến cho khách hàng cảm thấy được trân trọng, được đồng cảm sẽ dễ dàng tạo ấn tượng tốt cho doanh nghiệp.

 

3. Học tập từ thị trường: 

Việc học tập và tham khảo ý tưởng từ các đối thủ trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được các xu hướng thịnh hành. Khác với việc “copy” 100%, doanh nghiệp nên phân tích rõ các chiến dịch quảng cáo hiện hành, những xu hướng nào sẽ thu hút được sự chú ý của công chúng, những chiến dịch nào không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Bằng việc học hỏi từ những thành công hay thậm chí là cả thất bại của các đối thủ khác, doanh nghiệp sẽ rút ra bài học cho bản thân, để từ đó tối ưu hóa được chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp.

 

4. Nghiên cứu phản ứng của khách hàng với quảng cáo:

Mục đích cuối cùng của một chiến dịch quảng cáo luôn là tăng độ nhận diện của nhãn hàng, thúc đẩy nhu cầu mua hàng của khách hàng. Chính vì vậy, việc đo lường sự hiệu quả sau khi kết thúc một chiến dịch quảng cáo là vô cùng cần thiết. Việc nghiên cứu phản ứng khách hàng sau mỗi chiến dịch quảng cáo sẽ giúp nhãn hàng phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu, để từ đó rút kinh nghiệm cho những chiến dịch trong tương lai.

 

Qua những phân tích trên, có thế thấy rằng quan điểm quảng cáo là phải gây “sốc” không còn hoàn toàn phù hợp với thị trường Việt Nam hiện nay. Để phát triển một chiến dịch quảng cáo tại Việt Nam thành công, doanh nghiệp cần lưu ý đến rất nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành quảng cáo, tổ chức sự kiện, Kỷ Nguyên tự tin có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa thương hiệu của mình. Liên hệ với Kỷ Nguyên để nhận được tư vấn, hỗ trợ hoàn toàn miễn phí đến từ đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của công ty. 

————

KỶ NGUYÊN GROUP

Hotline: 090 329 86 88

Email: contact@kynguyenvn.com

Website: https://kynguyengroup.com

>>> Xem thêm:

Công ty tổ chức sự kiện hàng đầu Việt Nam

Các thủ tục cần thiết khi quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam

Dự đoán các xu hướng quảng cáo năm 2022

VĂN PHÒNG TẠI HÀ NỘI

Địa chỉ:

Số 21 - TT2A - 622 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng

VĂN PHÒNG TẠI TP. HCM

Địa chỉ:

Số 80 - đường 17 - khu phố B, Phường An Phú, Quận 2

VĂN PHÒNG TẠI ĐÀ NẴNG

Địa chỉ:

201/4 Phan Châu Trinh, Phường Phước Ninh, Quận Hải Châu

VĂN PHÒNG TẠI CẦN THƠ

Địa chỉ:

2/34 Trần Văn Khéo, Phường Cái Khế, Quận Ninh Kiều

Kỷ Nguyên Group